Vật liệu xanh là gì? Có nên dùng vật liệu xanh trong xây dựng?

Đánh giá

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc bảo vệ môi trường đang trở thành tâm điểm của mọi sự chú ý. Chính vì lẽ đó mà đa phần những ai đang có ý định xây nhà, công trình đều nhằm tới xu hướng sử dụng vật liệu xanh, vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người khi lưu trú trong thời gian dài, vừa hạn chế sự ô nhiễm môi trường. 

Vậy khái niệm vật liệu xanh là gì và có những loại vật liệu nào cụ thể? Hãy cùng vatlieunhaxanh.com tìm hiểu trong bài viết sau nhé! 

Vật liệu xanh là gì?

Vật liệu xanh là khái niệm dùng để chỉ các loại nguyên vật liệu thân thiện với môi trường và có thể tái chế được. Tất cả các vật liệu xanh đều phải trải qua giai đoạn sản xuất theo dây chuyền chặt chẽ dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt. Từ đó đảm bảo mang đến hiệu quả tích cực cao cho môi trường sống và sức khỏe con người.

vat lieu xanh dang tro thanh xu huong xay dung tuyet voi trong cuoc song hien dai ngay nay
Vật liệu xanh đang trở thành xu hướng xây dựng tuyệt vời trong cuộc sống hiện đại ngày nay

Tại sao nên sử dụng vật liệu xanh trong xây dựng?

  • Vật liệu xanh không gây độc hại cho môi trường xung quanh, qua đó giúp giảm thiểu rác thải đổ ra môi trường. Song song với đó còn mang lại sự an toàn cao cho sức khỏe người dùng.
  • Theo đánh giá của các chuyên gia, vật liệu xanh có khả năng tái chế rất cao, dễ sử dụng.
  • Tuổi thọ của các vật liệu xanh tương đối lớn, nhờ đó cho bạn thời gian sử dụng lâu dài.

Xem thêm:

Các loại vật liệu xanh được ứng dụng nhiều hiện nay:

Dưới đây là các loại vật liệu xanh thường được ứng dụng nhiều ở công trình xây dựng:

Tre:

Tre là một trong số các vật liệu xây dựng truyền thống, có mặt ở nước ta từ thời xa xưa. Đứng trước xu hướng sống xanh như hiện nay, tre ngày càng trở thành vật liệu tiện dụng được ứng dụng rộng rãi ở nhiều công trình không chỉ riêng Việt Nam, mà còn lan rộng ra các quốc gia trên thế giới. 

Ưu điểm của loại vật liệu này chính là độ bền cao, trọng lượng nhẹ và khả năng tái chế nhanh chóng, không mất nhiều thời gian, công sức. Hiện nay vật liệu tre có thể được dùng thay cho bê tông cốt thép khi xây dựng nhà ở, công trình.

Xốp XPs:

Đây là loại vật liệu sở hữu các đặc tính ưu việt như cách âm, cách nhiệt rất tốt. Có lẽ cũng chính vì thế mà xốp XPs được ứng dụng khá nhiều trong các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và công cộng. Theo một số nghiên cứu cho thấy, các công trình có sử dụng tấm xốp XPs dày 15-18cm sẽ cho khả năng tiết kiệm điện tiêu thụ từ 343-344 Wh/m2.

hinh dang cua vat lieu xop XPs
Hình dạng của vật liệu xốp XPs

Bê tông nhẹ:

Đúng như tên gọi của nó, bê tông nhẹ sở hữu trọng lượng rất nhẹ, chỉ bằng một nửa trọng lượng gạch đất sét nung. Qua đó nếu sử dụng bê tông nhẹ trong công trình có thể làm giảm chi phí làm nền móng đáng kể. 

Đặc tính của bê tông nhẹ là có độ rỗng cao, cách nhiệt tốt, từ đó giúp giảm lên đến 30% điện năng tiêu thụ. Ngoài ra, bê tông nhẹ còn mang đến ưu điểm chống cháy tương đối tốt, chịu được nhiệt từ lửa khoảng 4 giờ. 

Nhìn chung, nếu so với các loại gạch truyền thống thì bê tông nhẹ có giá thành cao hơn từ 10-15%. Thế nhưng nếu sử dụng bê tông nhẹ, bạn có thể giảm đi chi phí làm nền móng, vữa trát, và điện năng trong suốt quá trình xây dựng.

Đá chẻ (slate):

Đá chẻ là một loại đá nguyên khối tự nhiên. Đá chẻ có màu sắc cực kỳ thu hút với bề mặt nổi lên những vân đá tự nhiên, sáng bóng. Đặc tính của đá chẻ là chịu được nhiệt độ cao, chống lạnh tốt, dễ dàng lốp lát. Qua đó mang đến cho công trình độ bền vĩnh cửu và vẻ đẹp đầy tinh tế. 

Đặc biệt nhờ được sản xuất bằng công nghệ không nung nên khi sử dụng đá chẻ, bạn đã phần nào giảm thiểu sự tác động của mình lên môi trường, giúp bảo vệ tốt hệ sinh thái xung quanh.

Tôn lợp sinh thái:

Tôn lợp sinh thái là vật liệu được làm từ sợi hữu cơ cellulose, acrylic và chất chống thấm asphalt bằng phương pháp ép lớp. Chính vì thế mà đặc tính của tôn lợp sinh thái là chống nóng, cách âm và cách điện tốt. 

Không chỉ thế, nó còn cho khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt, chống biến dạng ở nhiều môi trường khác nhau, kể cả khu vực có nhiều muối mặn. Nhìn chung, tôn lợp sinh thái rất phù hợp với các công trình ven biển.

Panel cách nhiệt SIPs:

Panel cách nhiệt SIPs được cấu tạo gồm xốp và tấm sợi (OSB). Ưu điểm của vật liệu panel cách nhiệt SIPs là có khả năng cách nhiệt tốt, ít tiêu thụ điện năng, qua đó giúp tiết kiệm điện đáng kể. 

vat lieu xanh Panel cach nhiet SIPs
Vật liệu xanh Panel cách nhiệt SIPs

Sợi tự nhiên:

Sợi tự nhiên gồm có bông, len… Đây cũng được xem là vật liệu xanh cho tác dụng cách nhiệt cao trong các công trình xây dựng. Hơn nữa, sợi tự nhiên có thể được tái chế thành từng tấm ép, dùng để lắp đặt vào các bức tường hay khung gỗ.

Sợi thủy tinh:

Sợi thủy tinh thường được ứng dụng cho mục đích tạo ra các tấm thủy tinh. Điểm nổi bật của sợi thủy tinh là siêu cách nhiệt và giá thành rẻ, tuy nhiên nếu so với các vật liệu xanh khác thì nó có phần độc hại hơn do còn tiềm ẩn một số thành phần không tốt bên trong.

Bài viết trên đây là lời giải chi tiết cho thắc mắc vật liệu xanh là gì, đồng thời chúng tôi còn gợi ý cho bạn các loại vật liệu xanh thông dụng trên thị trường hiện nay. Hy vọng thông qua các nội dung hữu ích trên bạn sẽ không còn băn khoăn về khái niệm vật liệu xanh nữa nhé.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *