Sau loạt bài viết giới thiệu về tấm Cemboard làm sàn, trần vách ngăn ngoài trời chịu nước, Vatlieunhaxanh.com đã nhận được phản hồi rất tích cực từ phía khách hàng khi ứng dụng sản phẩm này vào thi công các công trình lớn nhỏ khác nhau.
Tuy nhiên, qua thời gian tiếp xúc với các chủ đầu tư cũng như các nhà thầu thì chúng tôi nhận thấy có rất nhiều người vẫn còn khá bỡ ngỡ với kỹ thuật thi công vách ngăn bằng tấm Cemboard. Các câu hỏi chúng tôi thường nhận được là hệ khung vách ngăn cemboard thi công bằng vật liệu gì? Nên ứng dụng độ dày tấm bao nhiêu là thích hợp để làm vách ngăn? Xử lý chống thấm và các mối nối bằng cách nào?
Để giúp quý khách hàng nắm rõ hơn kỹ thuật thi công vách ngăn bằng tấm Cemboard đơn giản, hiệu quả, đạt tính mỹ thuật cao và tiết kiệm chi phí nhất, Vật Liệu Nhà Xanh tiếp tục gởi đến quý khách hàng bài viết hướng dẫn chuyên sâu về kỹ thuật thi công vách ngăn nội ngoại thất theo tiêu chuẩn của nhà máy cũng như kinh nghiệm thực tế thi công mà chúng tôi đã trãi nghiệm.
Lưu ý về an toàn lao động và sức khỏe trong công tác thi công vách ngăn
- Tấm Cemboard là loại vật liệu xanh không chứa Ami-ăng (asbestos free), một khoáng chất được xác định là nguồn gốc gây bệnh ung thư.
- Đọc kỹ các quy định về an toàn và sức khỏe trong bản dữ liệu an toàn vật liệu (MSDS).
- Tấm Cemboard làm vách ngăn được xếp là loại vật liệu chống cháy, chịu nước, không chứa hóa chất độc hại.
- Không có ghi nhận nào về tác động có hại đối với sức khỏe khi tiếp xúc với tấm Cemboard trong thời gian dài.
- Cần tuân thủ các biện pháp an toàn lao động nói chung trong khi thi công (an toàn về điện, phòng chống cháy nổ, an toàn trên cao, điều kiện vệ sinh khu vực thi công, .v.v.)
- Cần mang khẩu trang và kính chống bụi mỗi khi thi công. Bụi tấm không gây tác động kích ứng với da.
Kỹ thuật thi công vách ngăn bằng tấm Cemboard chống cháy, chịu nước
Hướng dẫn thi công vách ngăn bằng tấm Cemboard dành cho các hạng mục công trình trong nhà yêu cầu vật liệu nhẹ, tiến độ thi công nhanh, không ảnh hưởng nhiều đến kết cấu công trình và thường ứng dụng cho: vách ngăn văn phòng, vách ngăn chống cháy, vách ngăn cách nhiệt, vách ngăn chịu nước…
Hướng dẫn này tập trung vào việc thi công vách ngăn trong nhà và ngoài trời, có khả năng chịu nước, cách nhiệt chống cháy tốt. Được chúng tôi phân thành 2 nhóm riêng biệt theo chức năng, loại vật tư ứng dụng và yêu cầu kỹ thuật đi kèm.
- Thi công vách ngăn trong nhà, vách ngăn văn phòng
- Thi công vách ngăn ngoài trời, làm tường bao thay gạch
Hướng dẫn thi công vách ngăn trong nhà bằng tấm Cemboard
Vật tư cần thiết khi thi công vách ngăn Cemboard
- Tấm Cemboard có độ dày 4mm, 4.5mm, 6mm
- Khung kẽm C75, C76 (Có thể thay khung sắt nếu yêu cầu vách ngăn có tính chịu lực cao.)
- Vít 2.5cm hoặc 3cm
- Khoan điện, con rọi, phụ kiện thi công…
Tham khảo: Bảng báo giá tấm Cemboard làm vách ngăn giá rẻ tại Tphcm
Yêu cầu kỹ thuật trong thi công vách ngăn Cemboard trong nhà
- Thanh đứng C75 phải được bắt vững chắc vào thanh nằm áp trần và thanh nằm bắt vào sàn. Các thanh ngang có thể thẳng hàng hoặc sole.
- Tấm Cemboard đặt theo chiều đứng, các tấm nên được lắp đặt so le với nhau để tăng khả năng gánh lực
- Vách Cemboard phải thẳng đứng (sai số cho phép ± 3mm), đúng kích thước theo yêu cầu bản vẽ.
- Bắt vít đầy đủ (tối thiểu 30 con vít /tấm), mặt đuôi vít phải âm dưới bề mặt tấm Cemboard khoảng 1mm. Vít bắt các cạnh tấm Cemboard phải tính độ an toàn không cho mẻ cạnh.
- Dặm vá và chèn sợi thủy tinh các lổ hổng còn sót lại nhất là khu vực xung quanh đường ống, đầu tường.
- Các mối nối giữa các tấm Cemboard không được chớp hoặc mẻ cạnh.
Các bước thi công hệ khung vách ngăn trong nhà bằng tấm cemboard
Sau khi hoàn chỉnh phần mái, sàn, hệ thống điện, nước, trần. Để lắp đặt hệ khung vách ngăn ta thực hiện các bước sau:
Bước 1. Lắp thanh ngang C76 làm khung chịu lực:
- Xác định vị trí thanh lắp thanh ngang trên sàn và trần nhà (kiểm tra bằng quả dọi và kiểm tra độ vuông góc của thanh ngang với tường), độ sai lệch giữa 2 thanh không quá 2 mm, độ hở giữa thanh và sàn/ trần không quá 5 mm.
- Hai xương ngang được cố định với trần và sàn bằng tắt kê D6mm. Cố định mỗi thanh bằng 4 vít mũ, khoảng cách giữa các vít là 500 mm.
Bước 2. Lắp thanh đứng C75
- Lắp các thanh đứng vào thanh ngang, một đầu của thanh đứng cách trần 6÷10 mm, Các xương đứng đặt theo chiều đứng vuông góc với xương nằm đã cố định với trần, sàn với khoảng cách 610mm (hoặc 48cm) theo bề rộng tấm Cemboard (Rộng 1m22 x dài 2m44).
- Kiểm tra độ phẳng các thanh đứng bằng cách dùng dây căng ngang và kiểm tra khe hở giữa dây và thanh. Cố định các thanh bằng vít mũ hoặc đinh rivet. Gia cố thêm khung xương đứng nếu khoảng cách từ vách tới trần quá dài.
Bước 3. Lắp thanh liên kết ngang
- Để khung vách ngăn ổn định ta nên lắp các thanh liên kết ngang, khoảng cách giữa các thanh là 61cm.
- Lưu ý: Sau khi thi công xong phần khung vách ngăn phải chờ các bộ phận khác như: điện, nước … lắp đặt xong rồi mới tiến hành lắp tấm Cemboard vào khung.
Bước 4. Lắp đặt tấm Cemboard lên khung vách ngăn
- Sử dụng tấm 4mm, 4,5mm hoặc 6mm tùy theo yêu cầu riêng biệt của mỗi công trình.
- Tấm cemboard được lắp từ dưới sàn lên trên và cách sàn tối thiểu 3 mm để tránh ẩm.
- Vách Cemboard lớp 1 khi bắt lên khung, khoảng cách vít theo cạnh biên của tấm là 200 mm, chính giữa tấm là 300 mm. Lớp thứ 2 bắt so le với lớp thứ nhất 1 bước khung 61cm (hoặc 48cm).
Các bước thi công hệ khung vách ngăn ngoài trời bằng tấm cemboard
Vách ngăn ngoài trời Cemboard sử dụng một hệ khung thép chịu lực bên trong, bề mặt hai bên phía ngoài có thể được bao phủ bằng tấm Cemboard có độ dày từ 8mm đến 12mm, sau đó được xử lý các đường giáp nối. Sản phẩm sau khi hoàn thiện trong giống như là một bức tường xây thật, rất chắc chắn và thẩm mỹ.
Cũng có thể đưa thêm vào trong vách ngăn các vật liệu cách âm, chống cháy để tăng cường thêm công năng cho loại vách ngăn ngoài trời Cemboard.
Công tác chuẩn bị thi công vách ngăn Cemboard ngoài trời
- Tấm Cemboard có độ dày 8mm, 9mm, 10mm, 12mm, 14mm
- Sắt hộp (kích cỡ tùy thuộc vào yêu cầu riêng của mỗi công trình)
- Vít tự khoan 3cm hoặc 4cm
- Khoan điện, con rọi, phụ kiện… theo yêu cầu
Bước 1: Lắp đặt khung xương sắt chịu lực:
Thiết kế khung xương sắt phù hợp với công năng, yêu cầu riêng của từng công trình ( nghiêm túc tuân theo những yêu cầu kĩ thuật thi công của nhà sản xuất).
Dựng khung:.
- Khoảng cách giữa các thanh đứng ở vách Cemboard là 61cm hoặc nhỏ hơn tùy yêu cầu thiết kế hệ vách.
- Thanh đứng liên kết với thanh ngang bằng các xương nằm. Hàn chặt các thanh ngang với thanh đứng
- Khoảng cách giữa các thanh ngang là 122cm
* Lưu ý:
– Đối với hệ vách yêu cầu tải trọng cao:
- Sử dụng sắt hộp 4x8cm
- Khoảng cách giữa các thanh đứng là 61 cm
- Khoảng cách giữa các thanh ngang là 122 cm
- Tùy yêu cầu mỗi công trình mà có kiểu thiết kế khung khác nhau, nhưng bất kì hệ khung nào cũng phải thiết kế phù hợp với kích thước tấm Cemboard (1m22x 2m44).
-Đối với hệ vách yêu cầu tải trọng nhẹ:
- Dùng sắt 4×4 cm hoặc 3×6 cm; lắp đặt theo khẩu độ 61 cm x 122 cm.
Bước 2: Lắp đặt tấm Cemboard vào hệ khung sắt:
- Ghép các tấm Cemboard lên khung thép dựng sẵn, mặt dưới tấm Cemboard cách sàn 1cm. Tấm Cemboard có thể đặt theo phương ngang hoặc dọc (thẳng đứng). Bắt tấm Cemboard từ dưới thấp trước, lên cao dần.
- Đặt các mép tấm Cemboard cách nhau từ 3-5mm để có khe chèn keo xử lý mối nối. Có thể dùng thêm tấm cách nhiệt chèn vào giữa 2 tấm trong trường hợp thiết kế yêu cầu thi công vách ngăn cách nhiệt.
Phương pháp bắt vít:
- Dùng đinh vít tự khoan mạ kẽm dài 3.0cm hoặc 4.0cm tùy vào độ dày của tấm. Đầu vít âm vào bề mặt tấm Cemboard khoảng 1mm, không được xuyên qua tấm.
Loại vít bắn tấm Cemboard vào khung đỡ:
- Tấm dày 6-8-10mm: dùng vít xoắn 30mm.
- Tấm dày 12-14mm: dùng vít xoắn 40mm.
Yêu cầu khe hở giữa hai tấm:
- Tấm dày dưới 10mm: khe hở giữa 2 tấm là 2mm
- Tấm dày trên 10mm: khe hở giữa 2 tấm là 3mm.
Bắn đinh vít:
- Khoảng cách giữa các đinh vít cho phần biên, cạnh tấm là 20-30cm
- Khoảng cách cho phần giữa tấm là 30-40cm.
Xử lí mối nối chống nứt trong quá trình thi công vách ngăn Cemboard
Chất lượng xử lí mối nối phụ thuộc vào quá trình thi công vách ngăn Cemboard tại hiện trường. Có nhiều yếu tố góp phần vào chất lượng xử lý mối nối, bao gồm: sự ổn định của kết cấu công trình, hệ khung xương được sử dụng, sự ổn định vững chắc của hệ khung xương, chất lượng phụ kiện và vật tư xử lí mối nối, điều kiện thời tiết vào thời điểm xử lí mối nối, và cuối cùng là quy trình xử lí mối nối của kỹ thuật viên. Không nên xử lí mối nối vào điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất (như vào thời tiết nóng nhất hay lạnh nhất trong ngày).
Các mối ghép nối bao gồm mối nối liền, khe co giản (mối nối nhìn thấy), góc nối ngoài và gốc nối trong. Sử dụng keo xử lí mối nối theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, đặc biệt là thời gian chờ giữa các lớp. Xử lí mối lối liền theo các bước sau:
- Lắp đặt tấm Cemboard theo đúng trình tự nêu trên. Khe hở giữa hai tấm Cemboard không vượt quá 5mm.
- Đảm bảo mối nối sạch, không bị dính các vết dầu mỡ, các chất bẩn khác. Nếu tấm Cemboard quá khô, cần làm ẩm mối nối bằng khăc ẩm và sạch.
- Sử dụng keo xử lí mối nối Jade’s Solution theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất
- Trám keo xử lí mối nối vào khe hở giữa hai tấm Cemboard và tạo một lớp mỏng có bề rộng 4cm đến 6cm trên bề mặt tấm (lớp thứ nhất). Lớp này thì phải thẳng và mịn (không bị rỗ) để không tạo thành các bọt khí dưới lớp băng giấy xử lý mối nối.
- Ngay sau đó dùng băng giấy đục lỗ (nên nhúng ướt băng giấy trước khi sử dụng) miết lên lớp thứ nhất và phủ tiếp một lớp mỏng keo xử lí mối nối (lớp thứ hai) lên trên. Chờ khô theo hướng dẫn của nhà sản xuất (thường là 60 – 120 phút). Phải đảm bảo sao cho lớp băng giấy dính chặt vào lớp keo xử lý mối nối thứ nhất để đảm bảo không bị nứt mối nối.
- Phủ tiếp lớp keo xử lý mối nối (lớp thứ ba) lên trên lớp thứ 2 của keo mối nối, phủ rộng khoảng 20cm. Chờ khô theo quy định của nhà sản xuất và đánh giấy nhám phẳng chuẩn bị bề mặt sơn hoàn thiện.
- Góc nối trong được xử lý bằng băng giấy đục lỗ lót giữa các lớp keo xử lý mối nối.
- Góc nối ngoài được xử lí bằng cách sử dụng thanh V góc đục lỗ.
- Mối nối co giãn được sử dụng trong trường hợp lắp đặt tấm Cemboard trên mảng không gian lớn, cứ 7.5m phải để một khe co giãn.
- Các đầu vít không thuộc mối nối (các vít giữa tấm) cũng cần được phủ bằng keo xử lý mối nối, đợi khô và đánh giấy nhám phẳng trước khi hoàn thiện.
Hoàn thiện bề mặt vách ngăn Cemboard
- Có thể là sơn hoặc ốp gạch hoặc dán giấy – xốp dán tường, tấm nhựa vân gỗ… Trong tất cả các trường hợp cần tuân thủ theo hướng dẫn thi công của nhà sản xuất.
Hoàn thiện sơn
- Các loại sơn phù hợp bao gồm sơn Lotus Acrylic gốc nước hoặc sơn giả gỗ. Thông thường, cần phủ hai lượt. Cũng có thể sử dụng các loại sơn khác như sơn PU hoặc sơn epoxy. Quy trình như sau:
- Sử dụng khăn ẩm lau khô và sạch bề mặt.
- Sơn một lớp sơn lót và chờ khô. Lớp sơn lót nhằm mục đích tạo phẳng trên bề mặt cho việc sơn các lớp sau và tăng thêm độ bám dính sơn cho bề mặt tấm.
- Sơn phủ 2 đến 3 lớp. Khi sơn cần chờ cho từng lớp sơn khô trước khi sơn tiếp lớp sơn sau để tránh những đường rạng bề mặt của sơn.
Hoàn thiện bằng giấy – xốp dán tường – tấm nhựa vân gỗ
- Lau khô và sạch bề mặt tấm bằng khăn ẩm.
- Tạo phẳng bề mặt bằng lớp matit và chờ khô và đánh nhám kỹ để tạo bề mặt phẳng mịn trước khi thi công giấy dán tường. Quét keo và dán theo chiều đứng của giấy.
- Nếu dùng xốp dán tường hoặc tấm nhựa vân gỗ thì có thể dán trực tiếp lên bề mặt tấm Cemboard mà không cần bả matit
Hoàn thiện ốp gạch men bằng keo dán gạch
- Các loại keo dán gạch phải đạt tiêu chuẩn AS 2358 – 1980 hoặc tương đương. Khuyến cáo nên sử dụng keo dán gạch Mova chuyên dụng
Các bước như sau:
- Bề mặt tấm Cemboard cần được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo không có bụi bẩn, dầu mỡ.
- Đánh dấu chiều cao của lớp gạch ốp. Đánh dấu vị trí mép dưới của hàng gạch thấp nhất. Tính toán số hàng gạch cần ốp.
- Trét keo dán gạch trực tiếp lên bề mặt tấm Cemboard bằng bay thép răng cưa, Không nên trét rộng quá 1m2 mỗi lần để tránh trường hợp keo khô không kịp thi công. Tham khảo hướng dẫn của nhà máy sản xuất keo và nhà máy sản xuất gạch để sử dụng loại keo phù hợp.
- Dán gạch lên tấm Cemboard và ấn với một lực vừa phải để gạch ăn vào keo. Để khoảng cách giữa các viên gạch là 2mm. Lớp gạch thấp nhất thường được dán sau cùng.
- Sau khi keo khô, trám khe 2mm giữa các viên gạch bằng keo chà ron chuyên dụng.
- Góc đứng và mối tiếp giáp giữa tường và sàn phải được trám bằng keo acrylic dẻo.
Đặc biệt lưu ý:
- Trong trường hợp dán gạch, không cần phủ lớp xử lý mối nối. Phải có mối nối co giãn cứ mỗi khoảng cách 4.2m.
- Không dàn gạch lên mối nối co giãn. Trong trường hợp này, để khe gạch 5mm trùng với khe mối nối co giãn, chèn khe bằng sợi PU (PU backer rod) và trám bằng keo acrylic dẻo chịu nước.
- Không ốp gạch cao quá 3m.
Xem thêm: Hướng dẫn thi công tấm Cemboard làm sàn gác, sàn đúc giả, sàn kho xưởng
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
- Hướng dẫn thi công vách ngăn này dành cho cán bộ giám sát và kỹ thuật viên thi công. Việc tuân thủ quy trình thi công được nêu trong bảng hướng dẫn thi công vách ngăn Cemboard này giúp phát huy toàn bộ tính năng ưu việt của sản phẩm và đảm bảo hiệu lực cam kết bảo hành của nhà sản xuất.
Nguyễn Tuấn Anh | Founder và CEO Công Ty TNHH Thế Giới Vật Liệu Nhà Xanh – Người có chuyên môn và kinh nghiệm rất nhiều năm tìm hiểu và phát triển phân phối nguồn vật liệu xây dựng mới với tiêu chí về chất lượng, đạt tiêu chuẩn quốc tế, thân thiện với môi trường với giá thành rẻ nhất.
Hiện tại đang quản lý website https://vatlieunhaxanh.com và chuyên tư vấn vật liệu mới cho các công trình tại Việt Nam. Nếu bạn cần tư vấn hay có bất kì thắc mắc về sản phẩm, hãy liên hệ với tôi ngay nhé. Xin cảm ơn!
Tổng kho tại Thành phố Hồ Chí Minh
R23 Dương Thị Giang, P. Tân Thới Nhất, Q.12, Tphcm
Tel – Zalo: 0347546889
===============
Chi nhánh tại Quy Nhơn:
201 Ngô Mây, P. Quang Trung. Quy Nhơn
Tel – Zalo: 0944781100