Sức bền vật liệu là gì? Đặc điểm, các thuật ngữ liên quan

2/5 - (1 bình chọn)

Trong ngành xây dựng, người ta nghiên cứu sức bền vật liệu để hiểu rõ hơn về các quy luật ứng xử, ứng suất cũng như biến dạng của vật liệu khi chịu đựng áp lực từ các nhân tố bên ngoài. Hãy cùng vatlieunhaxanh.com tìm hiểu sức bền vật liệu là gì, đặc điểm, các thuật ngữ liên quan như thế nào nhé!

Sức bền vật liệu là gì? 

Độ bền có ký hiệu là δ, là một trong những đặc tính cơ bản của vật liệu. Chúng ta có thể hiểu độ bền là khả năng chịu đựng được áp lực lớn từ bên ngoài tác động vào, mà không xuất hiện vết nứt, gãy hay bị phá hủy. Ngoài ra, xét theo các tác động ngoại lực để người ta chia độ bền thành các đặc tính khác nhau như: độ kéo, độ bền nén, độ bền cắt, độ bền uốn, độ bền mỏi, hay độ bền va đập,…

suc ben vat lieu la thong so quan trong o moi vat lieu xay dung
Sức bền vật liệu là thông số quan trọng ở mọi vật liệu xây dựng

Các thuật ngữ liên quan đến sức bền vật liệu:

  • Ứng suất nén: đây là thuật ngữ nói về trạng thái ứng suất khi vật liệu bị tác động ép chặt. Khi lực ép đơn được tạo ra bởi phản lực tác động, lực đẩy thì gọi là sự ép, đây cũng là trường hợp đơn giản nhất.  Lúc này, sức bền nén của vật liệu thường cao hơn sức bền kéo của vật liệu đó, thế nhưng hình thể lại rất cần thiết để phân tích khi ứng suất nén đã đạt đến giới hạn bị cong, vênh.
  • Ứng suất kéo: là thuật ngữ chỉ trạng thái ứng suất khi vật liệu chịu tác động kéo căng hướng trục. Đối với bất cứ loại vật liệu nào có tính chất đàn hồi thì hầu hết đều có khả năng chịu được ứng suất kéo ở mức trung bình. Tuy nhiên nếu là các loại có khả năng chịu đựng áp lực kéo thấp bao gồm gốm, hợp kim giòn thì khả năng ứng suất kéo khá thấp. Hiện nay, trong ngành chế tạo thép đã sản xuất ra một số loại thép khắc phục được nhược điểm của các vật liệu khác. Loại thép này có khả năng chịu được ứng suất kéo rất lớn, chẳng hạn như các sợi dây cáp thép được sử dụng làm các thiết bị nâng hạ.
  • Ứng suất cắt: thuật ngữ này biểu thị kết quả khi có một lực tác động lên sản phẩm gây ra biến dạng trượt của vật liệu trên một mặt phẳng song song với hướng tác động của lực áp vào. Có thể hình dung như người ta dùng kéo để cắt một tấm tôn mỏng.
  • Độ bền uốn: đây được xem là ứng suất thấp nhất có thể làm biến dạng vĩnh viễn đối với một vật liệu.
  • Độ bền nén: thuật ngữ này biểu thị đến giới hạn ứng suất nén có khả năng làm một vật liệu nào đó bị biến dạng, thậm chí phá huỷ.
  • Độ bền kéo: chỉ về giới hạn lớn nhất của ứng suất kéo có khả năng làm đứt một vật liệu nào đó.
  • Độ bền mỏi: đây là thuật ngữ chỉ số đo độ bền của một vật liệu bất kỳ hay thành phần nào đó có thể chịu được tải trọng theo chu kỳ, thế nhưng chúng thường khó xác định hơn so với các độ bền có tải trọng tĩnh. Bên cạnh đó, thuật ngữ độ bền mỏi cũng được gọi là cường độ ứng suất hay phạm vi ứng suất, thường thì khi ứng suất trung bình ở mức ‘số không’ sẽ tương thích với số chu kỳ phá huỷ vật liệu xem xét.
  • Độ bền va đập: thuật ngữ này nói đến khả năng chịu đựng của vật liệu nào đó khi phải chịu tác động của các tải trọng va đập đột ngột.
suc ben vat lieu co kha nhieu thuat ngu chuyen nganh ban nen biet
Sức bền vật liệu có khá nhiều thuật ngữ chuyên ngành bạn nên biết

Vật liệu xây dựng gồm những gì?

Sau đây là các loại vật liệu xây dựng thường gặp:

Cát:

Cát là một trong những loại vật liệu thường thấy nhất trong các công trình xây dựng, đây là có nguồn gốc từ tự nhiên, trong đó bao gồm các hạt đá và khoáng vật nhỏ và mịn.

  • Kích thước: 0,0625 mm tới 2 mm
  • Thành phần của cát: fenspat, manhetit, chloride, glauconit hay thạch cao, chloride-glauconit,  olivin…
  • Loại cát: có 3 loại chính trong lĩnh vực xây dựng:

+ Cát vàng : cát hạt to, không pha trộn, sử dụng để đổ bê tông công trình.

+ Cát đen : cát hạt nhỏ, cát sạch, hạt đều và có màu hơi sẫm hoặc xám trắng. 

+ Cát vàng mờ: cát hạt nhỏ, được pha trộn từ cát vàng và cát đen, dùng để trát tường, xây tô.

Xem thêm:

Đá xây dựng:

  • Đá xây dựng 1 X 2:

Có kích cỡ 10 x 28mm. Loại đá này chủ yếu dùng để đổ bê tông khi làm nhà cao tầng, đường quốc lộ, hoặc cầu cảng. 

  • Đá xây dựng 2×4:

Đá này có kích thước 2x4cm, được dùng để đổ bê tông xây dựng nhà cao tầng, cầu cảng, hoặc đường cao tốc.

  • Đá xây dựng 4 X 6:

Loại đá này có Có kích cỡ từ 50mm đến 70mm. Được sử dụng phổ biến để làm chân đế gạch lát sàn, gạch bông, hoặc là phụ gia cho công nghệ bê tông đúc ống cống. 

  • Đá mi sàng:

Đá mi sàng có kích cỡ từ 5mm đến 10mm, đây là loại đá được sàng tách ra từ sản phẩm đá khác. Được dùng chủ yếu để làm chân đế gạch lát sàn, gạch bông, phụ gia cho công nghệ bê tông đúc ống cống. 

  • Đá mi bụi:

Đá mi bụi hay còn gọi là mạt đá, có kích cỡ khoảng từ 0 đến 5mm, cũng là loại đá được sàng tách ra từ các sản phẩm đá khác. Được dùng phổ biến làm chân đế gạch lát sàn, gạch bông, hay phụ gia cho công nghệ bê tông đúc ống cống. 

da xay dung co rat nhieu loai nham dap ung cac kieu cong trinh khac nhau
Đá xây dựng có rất nhiều loại nhằm đáp ứng các kiểu công trình khác nhau

Gạch:

Gạch được biết đến là vật liệu không thể thiếu và có sức ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền của một ngôi nhà… Bên cạnh là vật liệu xây dựng quan trọng, gạch còn có nhiệm vụ tạo thành tường che chắn các tác động xấu từ môi trường như nắng, mưa, gió…

Xem thêm:

Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin thực sự hữu ích, giúp giải đáp cho thắc mắc sức bền vật liệu là gì cùng các đặc điểm, thuật ngữ liên quan đến nó!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *